
“Ngọn đèn không tắt” là tác phẩm đầu tay này đã ghi lại dấu ấn thành công của Nguyễn Ngọc Tư. Mở đầu truyện “Kính gửi ông Hai Tương”, thế hệ ông đã xã thân để bảo vệ Xóm Mũi, Xứ Hòn, chiến tranh kẻ mất người còn. Trong dòng hoài niệm cuả Tươi, lúc ông nội còn sống, Tươi luôn được đi cùng nội mỗi lần tỉnh mời nói chuyện khởi nghĩa. Tươi đại diện cho thế hệ trẻ và cũng thay nội kể tiếp trang sử hào hùng ở xứ Hòn.
Bên cạnh niềm tự hào chiến thắng trộn lẫn nước mắt và máu của các bác, các chú, thế nhưng trong trái tim chị đó mãi mãi “Ngọn đèn không tắt”. Ngọn đèn ấy thắp sáng bằng ý chí của triệu triệu trái tim, thế hệ trẻ hôm nay được nuôi dưỡng bằng niềm tin, nhìn vào quá khứ, sống ở hiện tại hướng đến tương lai. Luôn trân trọng kính yêu những người đã ngã xuống vì mảnh đất thân yêu, tổ quốc Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn các chú, các anh.v.v..
Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam”.Đó là miền Nam của tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông, của mưa; đã thái bình nhưng vẫn còn dấu chiến tranh – không ở sự điêu tàn vì bom đạn mà ở những vết thương trong đời người.
THÔNG TIN CƠ BẢN
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
Thể loại: Văn học – Truyện ngắn – Tản văn
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Giai đoạn: Văn học VN đương đại
CÁC CẢM NHẬN CỦA ĐỌC GIẢ
Không hiểu sao sau khi mình đọc xong “cánh đồng bất tận” thì hình như không còn tác phẩm nào của Tư có thể hay hơn nữa. Đọc cuốn sách này mà trong lòng cứ não ruột sao ấy mặc dù mình biết về phong cách viết của Tư.
Mình đọc quyển này được 2 lần và lần nào cũng xúc động, sao cuộc đời lại ngang trái đến thế? Hẳn Tư cũng là người từng trải nên mới viết được như thế này. Tuy nhiên, nếu bạn đọc nào không hiểu, khó mà đọc hết được vì xuyên suốt tác phẩm toàn là nỗi buồn thăm thẳm và nỗi đau dằn xé của con người. Vì thế, nên mình nghĩ, ít có bạn đọc trẻ nào theo được cách viết này.
Mình đọc quyển này được 2 lần và lần nào cũng xúc động, sao cuộc đời lại ngang trái đến thế? Hẳn Tư cũng là người từng trải nên mới viết được như thế này. Tuy nhiên, nếu bạn đọc nào không hiểu, khó mà đọc hết được vì xuyên suốt tác phẩm toàn là nỗi buồn thăm thẳm và nỗi đau dằn xé của con người. Vì thế, nên mình nghĩ, ít có bạn đọc trẻ nào theo được cách viết này.
(Phan Thị Vân Trang đến từ Bình Dương)
Tập truyện này rất ngắn, chỉ vỏn vẹn 6 truyện thôi, nhưng bằng chất văn giản dị mà mộc mạc, Nguyễn Ngọc Tư dường như đã tái hiện rõ nét cho người đọc thấy rõ về cuộc sống của vùng quê Nam Bộ sau chiến tranh, những mảnh đời với số phận khác nhau, đầy lạ lẫm với những bạn trẻ hiện nay, như cho ta ngược dòng quá khứ tìm hiểu cuộc sống của lớp người xưa, những người cùng lứa tuổi thanh xuân nhưng ở một thời đại hoàn toàn khác. Để rồi sau mỗi câu chuyện, mỗi mảnh đời, ta lại rút ra được những bài học riêng, đầy ý nghĩa, về tình người, đất nước, non sông…
(Ann Nguyễn đến từ Đắk Lắk)
Truyện Nguyễn Ngọc tư viết hay, dễ đọc nhưng sâu sắc. Quyển sách mỏng chỉ vỏn vẹn với 6 câu truyện nhưng ấn tượng để lại cho người đọc rất mạnh mẽ. Đằng sau những con Tươi, con Miên, cô Điệp … là những câu chuyện về tình người, về niềm tin và về tình yêu thấm thía.
Mỗi câu chuyện để lại một bài học làm người, bài học về sự biết ơn các thế hệ cha chú đã hi sinh trong công cuộc giữ gìn độc lập, bài học về niềm tin cứng cỏi giữa những con người từng là đồng chí – từng kinh qua bao nổi bao chìm trong chiến tranh, bài học trong cả những lời dạy của ngoại với Điệp, của má với Viên…
Mỗi câu chuyện để lại một bài học làm người, bài học về sự biết ơn các thế hệ cha chú đã hi sinh trong công cuộc giữ gìn độc lập, bài học về niềm tin cứng cỏi giữa những con người từng là đồng chí – từng kinh qua bao nổi bao chìm trong chiến tranh, bài học trong cả những lời dạy của ngoại với Điệp, của má với Viên…
Điều đặc biệt làm cho văn Nguyễn Ngọc Tư dễ đọc bởi chị có khuynh hướng dùng những câu văn vắn và sử dụng tối đa phương ngữ nên nghe mộc mạc, thân thương. Thêm vào đó là sự am hiểu sâu về đất trời, những ngày nắng ngày mưa, bữa cơm giản dị với bát canh chua bông súng lột, những nét sinh hoạt văn hóa với đờn rồi ca, rồi đoàn cải lương… Và hơn hết thảy, là nét tâm lý và những phẩm cách đáng quý, bộc trực mà thủy chung, giàu lòng thương, lòng yêu người ở những con người Nam Bộ.
(Hoài H đến từ Nghệ An)
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn mà mình rất thích. Mình đọc “Đảo” trước, rồi tìm đến “Ngọn đèn không tắt” của chị, vì quá thích phong cách viết ấy. Cái giọng văn mộc mạc, giản dị, những nhân vật hết sức thân quen, gần gũi, không phải những ông to bà lớn, ngôn ngữ Nam Bộ nghe rất riêng mà nhiều khi mình chẳng hiểu nghĩa lắm. “Ngọn đèn không tắt” là một cuốn truyện mỏng, gồm 6 truyện ngắn, có lẽ là cuốn truyện Nguyễn Ngọc Tư đem ít sự đau khổ tới cho nhân vật của mình nhất. Từ con Tươi kể chuyện lịch sử rất giỏi, rất cuốn hút trong “Ngọn đèn không tắt”.
Từ một Miên bất cần của ngày nay được khơi gợi về quá khứ êm đềm ngày trước mình đã từng có trong “Cỏ xanh”. Từ chuyện tình lỡ dở giữa Thà và Phi trong “Lý con sáo sang sông”,… Truyện của Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn vậy, vẫn đem cho người ta những trăn trở, suy nghĩ khôn nguôi khó dứt.
Từ một Miên bất cần của ngày nay được khơi gợi về quá khứ êm đềm ngày trước mình đã từng có trong “Cỏ xanh”. Từ chuyện tình lỡ dở giữa Thà và Phi trong “Lý con sáo sang sông”,… Truyện của Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn vậy, vẫn đem cho người ta những trăn trở, suy nghĩ khôn nguôi khó dứt.
(Nguyễn Hồng Hạnh đến từ Hà Nội)